3 ý tưởng tái chế rác thải nhựa hữu hiệu nhất
Chúng ta thường nghe về tái chế rác thải nhựa, nhưng liệu tất cả chúng ta đã hiểu hết về nó? Khi mà đến nay, nhiều người vẫn chưa biết làm thế nào để tái chế đúng cách và có hiệu quả. Bài viết sau đây chứa đựng những thông tin hữu ích cho bạn để hiểu hơn về tái chế các loại rác thải nhựa, cũng như một vài ý tưởng hay ho từ nhựa cũ. Hãy đọc tiếp nhé!
1. Rác thải nhựa là gì?
Rác thải nhựa là tất cả các loại chai, lọ, hộp, thùng, chậu, rổ, vật tư sản xuất .. và các vật chất phát sinh liên quan tới nhựa. Rác thải nhựa thường là các polyme có trọng lượng phân tử cao nhất và có thể chứa các chất khác nhau để cải thiện hiệu năng và tiết giảm chi phí. Từ nhựa Plastic xuất phát từ tiếng Hy Lạp chúng có nghĩa là phù hợp cho đúc (plastikos), và có ý nghĩa đúc (plastos).
2. Quy trình tái chế rác thải nhựa
Không chỉ mỗi người dân tích cực phân loại rác và tái chế, mà các công ty tư nhân cũng tiến hành xử lý rác thải nhựa để tạo ra những sản phẩm mới cung ứng cho thị trường. Để làm được điều đó phải tuân theo một quy trình tái sử dụng rác thải nhựa. Vậy quy trình sẽ diễn ra như thế nào?
Đầu tiên, các sản phẩm nhựa phế liệu sẽ được sàng lọc để loại bỏ bụi bẩn, cát, các mảnh vụn,…. Sau đó, người ta sẽ dùng một tia chiếu vào hỗn hợp nhựa đó để phân loại đâu là HDPE, PET hay các loại khác. Sau khi đã phân loại thì chúng sẽ được kiểm tra thêm một lần nữa bằng phương pháp thủ công và từng loại sẽ đem đi nghiền riêng. Nhựa đã nghiền sẽ đem đi rửa trong nước nóng trong vòng 1 giờ và sau đó chúng sẽ được phân phối lại nếu dùng để sản xuất chai nhựa.
Lúc này nhựa sau khi nghiền gọi là nhựa nguyên liệu. Chúng sẽ lần lượt được cho vào lò nấu nhựa, khi nhiệt độ tăng lên trên 100 độ C, nhựa sẽ bắt đầu chảy ra theo các đường dẫn tới khuôn ống. Những ống dẫn này sẽ chạy qua các hệ thống làm lạnh nhằm định hình các dây nhựa trước khi được đưa vào máy cắt ở công đoạn tiếp theo. Tại đầu máy cắt, những dây nhựa dài sẽ được cắt thành từng mẫu có kích thước khoảng 2mm. Lúc này, nhựa phế liệu trở thành các hạt nhựa thành phẩm để có thể đóng bao xuất ra ngoài.
Như vậy, tái chế rác thái nhựa không chỉ hạn chế tác động xấu đến môi trường, mà còn đem đến lợi nhuận cho nhà sản xuất. Bởi lẽ nhu cầu sử dụng các sản phẩm nhựa hiện nay rất lớn, thế nên tổng hợp nhựa phế phẩm trở thành thành phẩm đáp ứng đầy đủ cho thị trường.
Ngoài ra, với mục tiêu biến nhựa đã qua sử dụng thành nhựa có chất lượng như ban đầu, các nhà khoa học và nghiên cứu đã phát triển một quy trình hiệu quả hơn thông qua việc sử dụng phương pháp thu hồi hóa chất thông qua các quá trình cracking nhựa bằng hơi nước. Qua đó, bằng việc tìm ra nhiệt độ phù hợp ở mức khoảng 850 độ C và tốc độ gia nhiệt, thời gian thực hiện phù hợp đã có thể biến 200 kg rác thải nhựa mỗi giờ thành một hỗn hợp khí hữu ích. Sau đó có thể được tái chế ở mức độ phân tử để thành sản phẩm nhựa mới hoàn toàn có chất lượng gần như giống ban đầu.
3. Vì sao phải tái chế nhựa
Bạn biết đấy, nhựa xuất hiện xung quanh chúng ta. Thật khó để tìm ra một nơi loại bỏ nhựa hoàn toàn ra khỏi cuộc sống. Do vậy, ngày nay chúng ta phải đối mặt với một lượng lớn rác thải nhựa. Sức khỏe và môi trường tự nhiên, hệ sinh thái cũng bị đe dọa nghiêm trọng.
Thế nên, tái chế nhựa trở thành “tia hi vọng” nhằm ngăn chặn những tác động xấu của nhựa. Đặc biệt khi hiểu hạt vi nhựa là gì, bạn càng muốn tái chế chúng. Thay vì thiêu hủy hay chôn lấp không đúng cách mỗi người biết phân loại, xử lí nhựa phế liệu sẽ giảm thiểu số lượng rác nhựa thải ra ngoài môi trường. Một khi số lượng rác giảm, cuộc sống cũng phần nào bớt ô nhiễm, kéo theo đó sức khỏe con người cũng ít bị ảnh hưởng hơn.
Ngoài ra, phương pháp tái chế nhựa phế liệu là 1 trong những phương pháp tiết kiệm nguồn nhiên liệu nhựa thô hữu hiệu. Nhựa tái chế sẽ giúp tiết kiệm năng lượng hơn nhiều so với sản xuất nhựa mới, nhờ giảm bớt các khâu như hoạt động khai thác, vận chuyển,…Cụ thể như sau: tái chế nhựa thân thiện với môi trường nhờ giúp tiết kiệm được hơn 75% năng lượng và chất thải mỏ quặng (mining wastes), tiết kiệm tới 90% nguyên liệu thô (raw materials) được sử dụng, tiết kiêm việc ủ dụng nước được 40%,…
Vậy đó, suốt hơn 2 phần bài viết, chúng ta đã luôn nói về tái sử dụng rác thải nhựa và những mặt tích cực mà nó mang lại. Vậy làm thế nào để tái chế đúng cách. Phần bên dưới chính xác là những gì mà Ly nhựa Sài Gòn muốn chia sẻ.
4. Ý tưởng tái sử dụng các loại rác thải nhựa
a. Tái chế rác thải nhựa thành chậu cây trồng
Sự thật là nhựa phân hủy rất lâu trong môi trường, dẫu là điều kiện nào đi nữa. Vì thế, tận dụng chúng để làm chậu cây trồng hoa hay rau xanh là ý tưởng tái chế nhựa hay ho. Đối với cách này, bạn có thể dùng ly nhựa, chai nhựa, cốc uống nước nhựa, hộp nhựa để làm chậu trồng cây.
Tận dụng những ly nhựa PET hay ly PP đựng trà sữa chúng ta hay mua về tạo chậu cây như ý.
Đầu tiên, bạn lấy các chai nhựa đựng nước, dầu ăn, gia vị… rửa sạch bằng xà phòng rồi để chúng khô tự nhiên. Sau đó, bạn dùng kéo hay dao cắt một lỗ dưới đáy tạo thành những lỗ thoát nước rồi cho đất vào. Sau khi hoàn thành, bạn có thể trồng các loại rau dễ sinh trưởng như xà lách, rau cải, mồng tơi…rồi đặt chúng ở ban công hay sân thượng.
Với các loại hộp nhựa có kích thước nhỏ hơn như lọ chứa mỹ phẩm thì có thể trồng cây cảnh mini như sen đá, xương rồng, cẩm nhung… đặt ở cửa sổ. Với cốc uống nước, ly nhựa dùng 1 lần, bạn có thể trồng các loại cây thủy sinh như trầu bà, ngọc ngân… treo trên tường hay trước cửa nhà.
b. Tái chế thành đồ trang trí
Song song đó, bạn cũng có thể tái chế các loại rác thải nhựa thành các đồ vật trang trí đẹp mắt. Vớ sự trợ giúp của các dụng cụ và nguyên liệu, những phế liệu nhựa tưởng chừng vô nghĩa, nay lại trở thành vật dụng đầy hữu ích.
Bên cạnh đó, tái chế đồ nhựa cũ cũng là cách thiết thực để bạn giáo dục con cái về sự tiết kiệm và khơi gợi khả năng sáng tạo trong trẻ. Một ví dụ cho ý tưởng này là bạn có thể “sưu tập” thìa nhựa sau mỗi lần ăn sữa chua, cơm hộp… sau đó dùng súng bắn keo rồi lắp rắp để tạo thành đèn chùm siêu đẹp cho bàn làm việc.
c. Ý tưởng tái chế rác thải nhựa thành vật dụng trong gia đình
Có nhiều món đồ nhựa tưởng chừng không còn sử dụng được lại có thể biến thành các vật dụng khác cho gia đình bạn. Đối với các can nhựa lớn, cách tái chế rác thải là bạn có thể cắt đôi chúng để tạo thành thùng đựng rác. Bạn cũng có thể tận dụng lốp xe tải không dùng đến làm thành ghế ngồi xích đu, chiếc bàn trang trí ngoài ban công hay bồn trồng cây. Đối với việc tái chế quần áo cũ, bạn biến chúng thành thảm chùi chân hay làm ổ lót giường cho thú cưng ý tưởng tái chế bảo vệ môi trường rất hữu ích. Ý tưởng tái dùng rác nhựa này được rất nhiều người áp dụng hiệu quả.
Trình chơi Video
Tuy nhiên, trong quá trình tái chế các rác thải từ nhựa, bạn cần đặc biệt quan tâm đến yếu tố vệ sinh. Sở dĩ phải đảm bảo làm sạch nhựa vì các sản phẩm này đều đã qua sử dụng và có thể tồn đọng nhiều mùi hôi, bụi bẩn và vi khuẩn gây hại.
d. Phòng chống dịch Covid bằng đồ nhựa
Khi dịch bệnh Covid bùng phát, tận dụng những đồ dùng bằng nhựa có sẵn, một số người đã tái chế thành khẩu trang siêu độc lạ.
Tái chế rác thải nhựa không còn là chủ đề xa lạ của bất kỳ ai. Nhưng như đã đề cập từ trước, đôi khi chúng ta hiểu nhưng lại không biết cách làm. Vì thế, hi vọng với bài viết này, bạn đã biết cách làm thế nào để tái chế đúng cách và hiệu quả hơn. Hãy cùng chung tay bảo vệ môi trường và cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn. Và nếu bạn không muốn dùng đồ nhựa nữa, bạn vẫn có thể lựa chọn 5 vật liệu thay thế nhựa hoàn hảo.