NHẬP CODE: HELLO. Giảm 15% cho ĐH đầu tiên từ 699K
ĐỔI HÀNG trong vòng 30 NGÀY
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN CHO ĐƠN HÀNG TỪ 499.000Đ
Tặng quà trên mỗi đơn hàng từ 500K
NHẬP CODE: HELLO. Giảm 15% cho ĐH đầu tiên từ 699K
ĐỔI HÀNG trong vòng 30 NGÀY
MIỄN PHÍ VẬN CHUYỂN CHO ĐƠN HÀNG TỪ 499.000Đ
Tặng quà trên mỗi đơn hàng từ 500K
Bảo Châu Plastic

Chi tiết #3 Tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm bảo vệ người tiêu dùng

20 tháng 01 2024
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT BAO BÌ NHỰA BẢO CHÂU

Bạn biết không, không những thức ăn, nước uống cần đạt chuẩn, mà mỗi loại bao bì nhựa, kim loại, giấy,…đều phải đáp ứng những tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm. Sức khỏe con người cần phải đảm bảo. Do vậy, những tiêu chuẩn này thật sự cần thiết. Dẫu biết bao bì là nơi chứa đựng, bảo quản thực phẩm khỏi vi khuẩn & bụi bẩn xâm hại. Nhưng chính chúng cũng có thể là kẻ thù với thực phẩm bên trong. Vậy yêu cầu đối với bao bì tiếp xúc thực phẩm đó là gì? Nội dung bài viết sẽ giải đáp chi tiết câu hỏi này.

 

A. Có bao nhiêu tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm?

1. Bao bì phải làm từ nguyên liệu an toàn

Trực tiếp tiếp xúc với thực phẩm, cho nên yêu cầu bắt buộc đầu tiên là bao bì phải có nguồn gốc rõ ràng, làm từ nguyên liệu an toàn. Đảm bảo không có chất độc hại hay mùi vị lạ đi vào thực phẩm. Bảo đảm thực phẩm chất lượng trong thời hạn sử dụng.

Theo đó, bao bì phải đạt các tiêu chí về hàm lượng, cũng như sử dụng nguyên phụ liệu được cho phép theo yêu cầu của Bộ Y Tế. Ngay cả những thiết bị, máy móc, dụng cụ để sản xuất bao bì cũng phải tuân thủ quy định này.

bao bì nguyên liệu an toàn

Mực in trên bao bì cũng phải được kiểm tra để chắc chắn không thôi nhiễm vào thực phẩm. Đặc biệt với những sản phẩm có thể làm nóng bằng lò vi sóng thì yêu cầu này càng phải được kiểm soát nghiêm ngặt hơn.

Với mặt trong của bao bì, chỉ khi nào được cấp phép, mực in đã được cơ quan chức năng kiểm tra và cho phép sử dụng, lúc đó bao bì mới có thể in 2 mặt.

2. Bao bì đạt tiêu chuẩn ATTP

đảm bảo atvs

Tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm còn được Bộ trưởng Bộ Y Tế phê duyệt và ban hành. Mỗi loại bao bì sẽ có những quy chuẩn khác nhau. Chẳng hạn như bao bì nhựa và bao bì giấy sẽ có sự khác biệt. Tùy loại bao bì mà nhà sản xuất cung cấp để tuân thủ theo đúng quy định. Bên dưới là quy chuẩn kỹ thuật của một số bao bì thông dụng:

TT 34/20118TT-BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn, vệ sinh đới với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
QCVN 12-1: 2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ bằng nhựa tổng hợp tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
QCVN 12-2: 2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn đối với bao bì, dụng cụ bằng cao su tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
QCVN 12-3:2011/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm bằng kim loại
QCVN 12-4:2015/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về vệ sinh an toàn đối với bao bì, dụng cụ làm bằng thủy tinh, gốm sứ và tráng men tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm
QCVN 46:2007/BYT Kiểm nghiệm sản phẩm gỗ

3. Tiến hành thủ tục tự công cố bao bì thực phẩm

Với tư cách là cơ sở sản xuất bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm, trước khi muốn lưu thông sản phẩm ra thị trường, công ty bắt buộc phải thực hiện thủ tục công bố sản phẩm (Căn cứ Nghị Định 15/2018/NĐ-CP).

Riêng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Khi lựa chọn bao bì cũng phải kiểm tra, lựa chọn và cân nhắc nơi cung ứng bao bì thích hợp.

Tốt nhất nên mua ở các cơ sở chuyên sản xuất uy tín, có đầy đủ giấy tờ pháp lý như: hóa đơn mua bán, giấy kiểm nghiệm bao bì đạt chuẩn, bản tự công bố sản phẩm để phục vụ quá trình kiểm tra.

Bởi lẽ, thực tế hiện nay có rất nhiều cơ sở sản xuất bao bì kém chất lượng. Tất nhiên, đó cũng là những nơi không tuân thủ đúng tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm. Là người tiêu dùng hoặc kinh doanh, cần phải sáng suốt tẩy chay những cơ sở này.

B. Điều gì xảy ra nêu vi phạm yêu cầu về bao bì thực phẩm?

Nếu cơ sở sản xuất bao bì không đảm bảo sản phẩm đạt chuẩn, sẽ bị xử phạt theo quy định. Căn cứ Điều 8, Nghị Định 115/2018/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp không đáp ứng đúng theo yêu cầu an toàn vệ sinh bao bì đựng thực phẩm sẽ bị xử phạt ở các mức như sau:

– Phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bao bì chứa đựng thực phẩm không đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng do Bộ Y Tế ban hành

– Phạt tiền từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng bao bì chứa đựng thực phẩm có chứa chất độc hoặc vật liệu có khả năng gây thôi nhiễm vào sản phẩm

– Đình chỉ hoạt động từ 01 – 03 tháng, buộc tiêu hủy, tái chế các vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc không đáp ứng yêu cầu của nhà nước

Trên đây là mức phạt đối với cá nhân, nếu tổ chức doanh nghiệp mức xử phạt sẽ nhân đôi.

Tuy nhiên, xét về mức hình phạt trên vẫn chưa quá nặng, nên nhiều cá nhân, tổ chức chưa thật sự được răn đe. Do vậy, bao bì kém chất lượng vẫn tràn lan trên thị trường, gây hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng.

Những tiêu chuẩn bao bì tiếp xúc thực phẩm được đưa ra nhằm bảo vệ tối đa lợi ích của người tiêu dùng. Đứng trước nhiều sự lựa chọn về bao bì, những tiêu chuẩn này cũng giúp người mua đánh giá và chọn ra loại bao bì tốt nhất.

Viết bình luận của bạn
Messenger hotline 093.637.2579 hotline 094.00.8558 hotline 093.6372.579 hotline 094.00.8558